

Tạo hóa đã ban tặng cho người mẹ thiên chức cho con bú nhưng khi núm vú bắt đầu bị đau và vú trở nên quá nặng nề, thì việc cho con bú có thể lại không còn cảm thấy là thiên chức nữa. Việc cho con bú thường không gây đau và nếu có đau thì thường là do bé bú không đúng cách. Đây là một vấn đề phổ biến mà nhiều bà mẹ đã và đang cho con bú thường gặp phải nhưng hãy yên tâm là có nhiều cách giải quyết.
Núm vú tẹt và tụt vào trong
Giống như các đặc điểm khác của cơ thể bạn, núm vú có hình dạng và kích thước khác nhau. Núm vú tụt vào trong và/hoặc tẹt có thể là nguyên nhân làm cho bạn lo lắng về việc cho con bú thường xuyên. Cho dù là núm vú của bạn có bề ngoài như thế nào, nhưng bên trong vú của bạn có thể tiết sữa tốt và bạn vẫn sẽ có thể cho con bú! Một em bé khỏe mạnh thường có thể mút để kéo núm vú không bị tẹt hoặc tụt vào trong mà không bị nấc và tùy thuộc vào độ tụt vào trong của núm vú, bé vẫn có thể kéo núm vú ra ngoài khi bé bú đúng cách. Bác sỹ có thể kiểm tra nhanh cho bạn hoặc bạn có thể tự kiểm tra ở nhà để khẳng định rằng núm vú của bạn có thực sự bị tụt vào trong hoặc tẹt hay không. Nếu khi kéo nhẹ hoặc bị kích thích lạnh mà núm vú của bạn nhô ra ngoài thì tức là núm vú của bạn không thực sự bị tụt vào trong. Nếu núm vú của bạn không có phản ứng gì, thì hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ để được hướng dẫn dùng máy hút sữa, núm vú trợ giúp bé bú. Sức hút từ máy hút sữa, lực kéo từ núm vú trợ giúp bé bú (hãy nhớ rằng bạn chỉ nên dùng những dụng cụ này khi bạn đã có nhiều sữa, thông thường là từ 2-6 ngày sau khi sinh) và sức ép liên tục từ dụng cụ trợ giúp bé bú, tất cả sẽ có thể giúp kéo núm vú ra. Khi sử dụng những biện pháp này điều quan trọng là bạn phải được bác sỹ theo dõi, và bạn luôn luôn lau sạch núm vú của mình và rửa thật sạch bộ dụng cụ sau mỗi lần cho bé bú và đảm bảo không còn dính sữa ở trong. Bắt đầu kéo theo phương pháp Hoffman hai lần một ngày và tăng dần lên 5 lần một ngày để giúp cho núm vú của bạn không bị tụt vào trong. Để thực hiện kỹ thuật này, đặt hai tay của bạn sao cho hai ngón tay cái áp sát vào hai bên núm vú và kéo nhẹ tay sang các hướng, từ bên này sang bên kia và từ trên xuống dưới. Mặc dù bạn đã cố gắng hết sức, nhưng vẫn có thể có những nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn làm cho bạn vẫn không thể cho con bú. Kiên nhẫn để cố gắng cho con bú cho dù có nhiều căng thẳng, đau đớn và thậm chí cả sợ hãi, chảy máu là một trong những hành động của bà mẹ tận tụy, nhưng khi thời gian cho con bú trở thành nỗi kinh hoàng của cả hai mẹ con, thì có lẽ bạn nên chọn sữa công thức cho bé để bé không bị đói và bạn cũng không bị đau.
Đau và cương núm vú
Trong tuần đầu tiên cho con bú, rất có thể bạn sẽ bị đau núm vú, cảm thấy đau nhức và mặc dù núm vú của bạn sẽ bị cứng và sẽ sớm mềm trở lại nhưng tốt nhất là bạn nên tiếp tục cho bé bú ở bên ít bị đau hơn một cách thường xuyên và từng cữ nhỏ. Việc đau này thường kéo dài không lâu, trong vòng tuần đầu tiên, núm vú của bạn trở nên dẻo dai, sữa sẽ tiết ra nhiều và bạn sẽ cảm thấy đỡ đau vì em bé của bạn sẽ học cách bú đúng cách. Để giúp trẻ bú, hãy dùng tay không đỡ trẻ để nâng vú của bạn bằng cách đặt ngón tay cái ở trên và các ngón tay kia ở dưới, các ngón tay đều ở phía sau quầng vú và kéo núm vú của bạn đặt lên môi dưới của bé. Khi miệng bé há to, hãy bế bé và hướng miệng bé về phía núm vú của bạn. Hãy ngồi thoải mái và bế bé đúng cách sao cho bé quay mặt vào phía bạn. Phần quầng vú của bạn nên ở sâu trong miệng bé khoảng 1inch, vì nếu núm vú của bạn ở quá sâu trong miệng bé thì sẽ bị lợi hoặc môi bé nghiến và có thể gây đau. Nếu bé bú không đúng cách, hãy đặt ngón tay sạch của bạn vào khóe miệng bé và kéo nhẹ để tách môi bé ra. Nếu bạn cảm thấy đau, hãy thay đổi tư thế cho bú để đổi vị trí những chỗ của núm vú của bạn đang bị bé nghiến. Khóc là một dấu hiệu cho thấy bé bị đói, vì vậy hãy cố gắng cho bé bú trước khi bé bắt đầu khóc để tránh bé mút ngấu nghiến. Bạn có thể giúp sữa tiết ra bằng cách xoa bóp và chườm ấm vú bạn. Để giảm đau cho núm vú, hãy để các chất bảo vệ có trong sữa của bạn xoa dịu núm vú bằng cách dùng sữa của chính bạn bôi lên núm vú trước và sau khi cho bé bú, để chúng tự khô và không mặc áo lót trong một thời gian. Hãy giữ cho núm vú của bạn được khô bằng cách thường xuyên thay các miếng lót sữa và để ngăn không cho núm vú của bạn dính vào áo thì hãy dùng nắp vú hoặc miếng bảo vệ núm vú. Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia tư vấn cách cho con bú nếu bạn muốn dùng những thiết bị này trong thời gian cho con bú, muốn dùng thuốc để giúp giảm đau hoặc nếu đau kéo dài kèm theo ngứa và/hoặc cảm giác nóng rát vì núm vú của bạn có thể bị nhiễm trùng và cần phải điều trị.
Núm vú bị nứt, ngứa và nóng
Nếu các nguyên nhân làm cho núm vú bị đau nhức vẫn chưa được xác định, thì núm vú có thể sẽ bị nứt và có lẽ bị chảy máu trong lúc cho bé bú, điều này sẽ làm vợ chồng bạn rất lo lắng. Núm vú bị nứt cũng có nguy cơ sẽ bị nhiễm trùng. Bé sẽ không bị ảnh hưởng do mút núm vú bị chảy máu và nứt mà nói chung sẽ được lành nếu không cho bú một thời gian. Thay vào đó bạn hãy dùng tay hoặc máy hút sữa để hút sữa ra và đựng vào lọ sạch tiệt trùng. Bạn có thể dùng kem cừu hoặc dầu oliu để giúp cho núm vú của bạn lành lại. Nếu bạn không nghĩ là mình bị nhiễm trùng vì bạn không cảm thấy ngứa, nóng, đau hoặc núm vú của bạn không bị sưng tấy, thì bạn có thể dần dần cho bé bú lại bắt đầu ở bên mà bạn ít đau hơn với những cữ bú ngắn, thường xuyên, và đảm bảo rằng bạn bế bé đúng cách và bé cũng bú đúng cách. Bạn có thể vẫn muốn đi khám bác sỹ hoặc bạn có thể nghi ngờ rằng mình bị viêm nhiễm, mà thường là nấm Candida gây ra bởi nấm men được nuôi dưỡng bởi lactose (đường) có trong sữa của bạn. Điều đó ảnh hưởng tới cả bạn và em bé và có thể điều trị được. Khi điều trị, nếu cần thiết có thể dùng thuốc giảm đau, núm vú hỗ trợ bé bú hoặc nắp vú sau khi tham khảo ý kiến bác sỹ.
Vú bị cương sữa
Cho dù bạn có quyết định cho con bú hay không, thì trong tuần đầu tiên sau khi sinh, vú của bạn sẽ căng đầy sữa. Vú của bạn có thể và thường xuyên bị sưng to hơn, trở nên đau và to hơn, vì bé không bú thường xuyên hoặc bú không hết sữa. Sưng tấy có thể lan ra cả vùng nách của bạn và bạn cũng có thể sẽ bị sốt. Bạn sẽ thấy rằng bất cứ thứ gì lạnh, đặc biệt là lá bắp cải để lạnh với kích thước dài và rộng, ôm sát với bầu ngực của bạn sẽ có giúp giảm sưng tấy. Vú bạn sẽ có thể bị đau một hoặc hai ngày nếu bạn đang cho con bú và có thể kéo dài tới một tuần nếu bạn cho bé uống sữa ngoài. Để tránh hoặc giảm cương sữa, hãy cố gắng cho bú thường xuyên, khoảng 2 giờ mỗi ngày với mỗi lần bú ít nhất 10 đến 15 phút, đổi bên cho bé bú để sữa có thể rút hết, và chườm ấm và xoa bóp vú trong khi cho bé bú sẽ giúp lưu thông sữa. Cương sữa có thể là lí do tại sao em bé của bạn không bú đúng cách và làm cho núm vú bị đau, nứt hoặc chảy máu. Để giải quyết vấn đề này hãy dùng tay bạn hoặc máy hút sữa để rút bớt một chút sữa từ vú bạn cho đến khi núm vú và quầng vú của bạn cảm thấy mềm nhưng hãy cẩn thận đừng hút quá nhiều sữa ra vì như vậy sẽ kích thích tiết sữa và lượng sữa còn lại sẽ tích lại trong vú bạn. Nếu bạn đang cho bé bú sữa ngoài, thì bạn nên tránh làm cho vú tiết thêm sữa bằng cách tránh kích thích núm vú và tiết sữa. Hãy gặp bác sỹ hoặc dược sỹ để được hướng dẫn cách dùng thuốc giảm đau nếu cần; bạn sẽ dùng thuốc sau khi cho bé bú. Nếu cương sữa kéo dài hơn bình thường, hãy gặp bác sĩ vì điều này có thể dẫn tới những biến chứng phức tạp hơn như tắc sữa và chứng viêm vú.
Sắp xếp việc cho con bú và làm việc
Việc đi làm trở lại và tiếp tục cho con bú có thể gặp nhiều khó khăn nhưng việc này là hết sức cần thiết. Trước khi bạn bắt đầu nghỉ sinh hoặc trước khi bạn đi làm trở lại, hãy trao đổi với sếp của bạn để sắp xếp thời gian hợp lý giúp bạn vẫn tiếp tục cho con bú trong khi đi làm. Bạn có thể sẽ cần kéo dài thời gian nghỉ giữa giờ trong ngày làm việc mà đáng lẽ bạn được tan sớm hơn, bạn cũng sẽ cần một phòng không phải toilet để vắt sữa, một cái tủ lạnh để bảo quản sữa và một chỗ để bạn cất những dụng cụ hoặc máy vắt sữa tự động. Bạn thậm chí có thể cho phép người giúp việc đem em bé đến để bạn cho bú.
Bỏ bú
Thật đáng tiếc là trẻ sơ sinh dưới 8 tháng nói chung có thể sẽ bỏ bú mẹ và thường chỉ tiếp tục bỏ bú trong một hoặc hai ngày nhưng có thể bỏ cả tuần hoặc lâu hơn. Trẻ bỏ bú có thể làm cho bạn có cảm giác bị hắt hủi, buồn chán hoặc thậm chí là có tội. Trẻ có thể bỏ bú vì nhiều lí do; có thể là do mọc răng, bị loét ở miệng, chảy nước tai, ngạt mũi. Một sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn của bạn có thể ảnh hưởng tới mùi vị của sữa bạn hoặc gây ra dị ứng hoặc phản ứng bất dung nạp. Cũng có thể chỉ là do bé không thích mùi nước hoa mới của bạn. Hầu hết trẻ sẽ bú mẹ trở lại khi được khuyến khích. Hãy dành thời gian để vuốt ve bé giữa các cữ bú, giảm thiểu tiếng ồn và ánh sáng ở trong phòng cho bé bú và cố gắng cho bé bú trong khi bạn đi bộ vòng vòng hoặc ngồi trên ghế đá. Để giúp bé dễ bú hơn thì bạn hãy dùng tay hoặc máy hút sữa để vắt ra vài giọt trước khi cho bé ngậm vú bạn. Hãy cố gắng vắt sữa thường xuyên để tránh bị cương và tắc sữa và để kích thích tiết sữa. Tốt nhất là cho bé bú sữa của bạn nhưng được cho vào cốc vì núm của bình sữa sẽ dễ mút hơn là núm vú bạn và như vậy sẽ khó khăn hơn khi bé quay lại bú bạn. Cai sữa khác với bỏ bú và mẹ thường cai sữa cho những trẻ ở độ tuổi lớn hơn và hợp lý hơn, nói chung từ 9 tới 12 tháng tuổi.