

Theo truyền thống, bệnh tim mạch được điều trị bằng một số lượng lớn dược phẩm, tuy nhiên tác dụng của nó phần nào vẫn còn khá khiêm tốn, hiện nay động thái quay trở lại những liệu pháp tự nhiên hơn đang trở nên phổ biến trong số các bác sĩ. Việc chứng minh các chất béo omega-3 cần thiết cho sức khoẻ, đặc biệt đối với sức khoẻ tim mạch, đã làm thay đổi cách điều trị cho bệnh nhân của nhiều bác sỹ. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đáng kể đến việc duy trì sức khoẻ tim mạch.
Sự thay đổi trong mô hình của sức khoẻ tim mạch
Bệnh tim mạch là một sát thủ lớn nhất trong đại đa số dân chúng trên toàn thế giới. Ngăn ngừa bệnh tim mạch bằng các dược phẩm kinh điển không mang lại sự cải thiện đáng kể như mong đợi từ hàng chục nghiên cứu y khoa. Thay vào đó, việc xác định các yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch lại đưa đến nhiều biện pháp phòng ngừa hơn để duy trì và cải thiện sức khoẻ tim mạch trước khi khởi phát các triệu chứng. Cách điều trị phòng ngừa không chỉ làm trì hoãn sự khởi phát của bệnh, mà nó còn là phương pháp điều trị có hiệu quả hơn về chi phí so với các phác đồ thuốc đắt tiền và các cuộc phẫu thuật khi bệnh tim mạch tiến triển. Vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi phần đa dân số khắp thế giới vẫn đang không ngừng tìm kiếm các thuốc thay thế để ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Việc gia tăng sử dụng các liệu pháp và dược phẩm bổ sung và thay thế đã buộc cộng đồng y khoa phải xem xét đến các dược phẩm bổ sung đã có chứng cứ rõ ràng và các tác dụng hiệp đồng có thể của nó với các loại thuốc.
Trong các giai đoạn đầu của bệnh tim mạch, bác sỹ thường tiến hành nghiên cứu để tìm ra các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Những yếu tố nguy cơ này được phân thành nhóm có thể thay đổi được và nhóm không thể thay đổi được. Tăng huyết áp và/ hoặc hàm lượng cholesterol và chất béo “xấu” trong máu cao được xác định là các yếu tố nguy cơ chính, phổ biến nhất đối với bệnh tim mạch. Giám sát các biến này là điều cần thiết để duy trì sức khỏe và phòng tránh các bệnh tim mạch từ trước khi nó xuất hiện. Khi huyết áp và lượng cholesterol tăng đến mức không thể chấp nhận được theo hướng dẫn và khuyến nghị về sức khoẻ, thì việc điều trị bằng thuốc là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trước khi đến thời điểm này, có rất nhiều việc có thể làm được. Thường thì các bác sĩ sẽ trì hoãn việc sử dụng thuốc và khuyến khích thay đổi lối sống, cố gắng làm giảm các dấu hiệu của bệnh tim mạch. Lúc này, thuốc bổ sung và thay thế có một vai trò quan trọng trong công tác phòng chống bệnh tim mạch, chẳng hạn như dinh dưỡng.
Dinh dưỡng và bệnh tim mạch
Một trong những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi lớn nhất đối với bệnh tim mạch là dinh dưỡng. Chất béo trong chế độ ăn uống xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, một số thì tốt cho sức khoẻ và số khác thì không. Chế độ ăn uống nhiều cholesterol có thể dẫn đến cholesterol trong máu cao, là một yếu tố gây xơ vữa động mạch và bệnh tim. Trọng lượng cơ thể, đường huyết và huyết áp tất cả đều có liên quan tới chứng xơ vữa động mạch và bệnh mạch máu. Dinh dưỡng có thể điều chỉnh các chỉ thị đại diện cho bệnh tim mạch và trì hoãn sự mắc bệnh và tiến triển của bệnh.
Qua theo dõi các chế độ ăn trên khắp thế giới và tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích của thực phẩm và chất dinh dưỡng đối với bệnh tim mạch. Gần đây nhất, những lợi ích tiềm năng của dầu cá đối với bệnh tim mạch đã được tìm thấy khi có người đã liên hệ với việc những người Eskimo Bắc Greenland có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch đặc biệt thấp. Vì người Eskimo được biết là có một chế độ ăn uống giàu cá, nên các thành phần của dầu cá đã được xác định như các mục tiêu tiềm năng cho nghiên cứu. Từ quan sát mấu chốt này, dầu cá đã được nghiên cứu rộng rãi về các tác dụng có lợi của chúng đối với sức khỏe tim mạch, cũng như sức khỏe não bộ, với những kết quả rất đáng khích lệ.
Huyết áp
Một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch là huyết áp cao. Huyết áp cao không chỉ làm cho tim phải gắng sức thêm, mà còn có thể gây nhiều vấn đề trong các mạch ngoại vi cung cấp cho cơ thể. Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp, là do một loạt các yếu tố khác nhau, hầu hết trong số đó thường không thể phân biệt được ở một bệnh nhân cụ thể. Sức đối kháng của mạch máu góp phần tạo ra huyết áp, và nhiều loại thực phẩm và các chất khác có thể ảnh hưởng đến hệ thống này. Ví dụ, các polyphenol trong rượu vang đỏ cho thấy giảm huyết áp bằng cách giãn cơ các động mạch [1]. Quan trọng hơn, các dưỡng chất thiết yếu như các chất béo omega-3 và khoáng chất có thể cải thiện huyết áp.
Omega-3
Một số nghiên cứu cho thấy các dưỡng chất đặc biệt có tác dụng giảm huyết áp. Như đã nêu, omega-3 có nhiều lợi ích đối với sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu lớn liên quan đến hơn 4.500 bệnh nhân, người ta thấy rằng omega-3 làm giảm đáng kể huyết áp [2]. Người ta cho rằng omega-3 làm tăng lượng oxit nitric trong các động mạch, làm giãn đáng kể áp lực lên thành động mạch hoặc gây giãn mạch. Các tác dụng quan trọng nhất của omega-3 đối với việc hạ huyết áp đã được quan sát thấy ở những người có độ tuổi trên 45 và những người bị huyết áp cao.
Magiê
Một dưỡng chất khác giúp cải thiện các chỉ số huyết áp là magiê. Một số nghiên cứu dịch tễ học lớn cho thấy chế độ ăn nhiều magiê có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm huyết áp [3-5]. Một nghiên cứu trên hơn 30.000 đàn ông được thực hiện hơn 4 năm đã tìm thấy mối quan hệ nghịch đảo giữa magiê trong chế độ ăn uống và bệnh huyết áp cao [3]. Thật không may, những thực phẩm giàu magiê cũng thường giàu kali, là chất mà với số lượng lớn có thể gây phiền phức cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy, các sản phẩm bổ sung có chứa magiê là một cách tốt để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Canxi
Canxi nổi tiếng với vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương, ngoài ra canxi còn giữ vai trò duy trì huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy canxi làm giảm huyết áp tâm thu, đặc biệt ở những người già khi lượng canxi thường bị thấp. Xem xét có hệ thống 42 thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên cho thấy có sự giảm toàn diện của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương do bổ sung canxi [6]. Canxi không chỉ tốt cho xương, mà còn giúp cải thiện tốt huyết áp của bạn.
Folate
Một số nghiên cứu đã kiểm tra những lợi ích của folate đối với sức khỏe tim mạch bao gồm cả huyết áp [7, 8]. Hầu hết các nghiên cứu bao gồm những người bị tăng huyết áp đã được chẩn đoán trước, cho thấy những cải thiện đáng kể trong việc giảm huyết áp. Cơ chế mà folate làm giảm huyết áp có liên quan đến các tác dụng của nó trong việc giảm lượng homocysteine trong máu.
Bacopa Monniera
Trong một nghiên cứu kiểm tra tác dụng của bacopa đối với trạng thái lo âu, người ta đã tình cờ phát hiện ra bacopa cũng có thể làm giảm huyết áp. Trong một nghiên cứu bao gồm 35 bệnh nhân hay lo âu, việc điều trị bằng bacopa dẫn đến giảm áp lực máu tâm trương trung bình từ 117mmhg xuống còn 112mmhg [9].
Homocysteine
Việc phát hiện homocysteine như một yếu tố chỉ báo về bệnh tim mạch đã được tìm thấy khi đánh giá mối liên hệ giữa sự tăng homocysteine bẩm sinh ở trẻ em và nguy cơ tăng lên của bệnh mạch máu sớm [10]. Kể từ đó, nghiên cứu sâu hơn về homocysteine đã phát hiện ra tầm quan trọng của nó trong vai trò là một yếu tố nguy cơ về tim mạch. Có ý kiến cho rằng lượng homocysteine thậm chí còn là một yếu tố chỉ báo về tiến triển của bệnh tim mạch tốt hơn so với yếu tố về huyết áp và cholesterol [11]. Về mặt hóa học, homocysteine là một axit amin tổng hợp từ methionine.
Folate tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa homocysteine , dẫn đến việc chuyển đổi thành methionine. Tác dụng của folate làm giảm lượng homocysteine giúp cải thiện đáng kể chức năng nội mô của động mạch, đồng thời làm giảm tác động của chứng cao huyết áp và xơ vữa động mạch [12]. Bổ sung folate cho ta lợi ích lâu dài về lượng homocysteine và chức năng động mạch [13]. Người ta cho rằng thông qua hoạt tính này, folate cũng giúp cải thiện các số đo huyết áp. Vì vậy folate là rất cần để duy trì sức khỏe tim mạch.
Xơ vữa động mạch
Việc mắc bệnh xơ vữa động mạch có thể bắt đầu ở đầu độ tuổi 20, khi các giai đoạn ban đầu của tổn thương động mạch sẽ dẫn đến “các vết mỡ” xuất hiện trên thành động mạch. Người ta cho rằng xơ vữa động mạch xảy ra khi có một chấn thương ban đầu đối với phần bên trong của mạch máu, được gọi là nội mạc. Ứng kích oxy hoá và chất gây viêm góp phần tạo ra những tổn thương ban đầu đối với nội mạc. Đại thực bào, một bộ phận của hệ thống miễn dịch bẩm sinh, xâm nhập vào thành mạch và dẫn đến một đáp ứng viêm sâu hơn. Các chất béo và cholesterol tuần hoàn sẽ bám chặt vào các mảng bám đang phát triển và đóng kết trong nội mạc. Lượng cholesterol tuần hoàn trong máu phụ thuộc vào tỷ lệ các vi gói chất béo được gọi là các lipoprotein; HDL và LDL. LDL có liên quan đến các chất béo bão hòa có hại cho sức khoẻ và lượng cholesterol cao hơn. Ngay khi cholesterol và các chất béo tích tụ trong thành động mạch, các yếu tố thêm vào như chứng xơ hoá và gắn kết cơ trơn xảy ra và mảng bám phát triển thành một huyết khối trưởng thành.
Có hai tình trạng mà huyết khối tăng nhanh có thể dẫn đến bệnh tật. Thứ nhất, huyết khối có thể gây cản trở lưu lượng máu bình thường trong động mạch và làm cho mô bị đói oxy và dưỡng chất thiết yếu như glucose. Phổ biến nhất là các trường hợp của bệnh tim mạch, các động mạch vành đáp ứng nhu cầu cho tim sẽ bị ảnh hưởng và tim sẽ bị thiếu oxy. Tất cả các mô đều dựa vào oxy và không thể tồn tại lâu dài mà không có nó, đặc biệt là tim. Nếu một khu vực của tim bị thiếu nguồn cung cấp máu cho nó quá lâu, nó sẽ bị tổn thương không thể phục hồi, được gọi là nhồi máu cơ tim cấp tính hoặc đau tim. Tùy thuộc vào mức độ nặng, tình trạng này có thể gây tử vong nếu không được chăm sóc y tế khẩn cấp. Thứ hai, nếu huyết khối không ổn định và bị tách ra khỏi thành mạch và đi vào dòng máu (gây tắc mạch), nó có thể lưu trú trong động mạch khác và gây ra tổn thương cục bộ. Đây là cơ chế đằng sau đột quỵ, dẫn đến thiếu nguồn cung cấp máu bao gồm cả nguồn oxy quan trọng tới não. Không giống như tim, não sẽ trở nên yếu đi rất nhiều khi bị mất oxy và thường sẽ bị tổn thương không thể phục hồi trong một vài phút.
Chất béo đa không bão hòa như omega-3 làm giảm lượng LDL và cholesterol tuần hoàn và làm giảm việc gắn kết LDL vào thành mạch, trì hoãn sự tiến triển của xơ vữa động mạch. Việc thu nạp axit béo và cholesterol rất quan trọng đối với sức khỏe và bệnh tật của mạch máu và tim. Dầu cá có chứa một hàm lượng cao các axit béo omega-3, là các chất béo đa không bão hòa có nhiều nối đôi. Điều này có nghĩa là những chất béo omega-3 lỏng và lưu động hơn trong cơ thể, so với các chất béo khác, có tác dụng tích cực đối với quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Omega-3 làm giảm lượng triglycerides trong máu, cũng hạn chế lượng cholesterol lắng đọng trong các mô, đồng thời ngăn ngừa việc mắc chứng xơ vữa động mạch. Ngay khi được đưa vào, omega-3 cũng giúp làm ổn định huyết khối khỏi bị vỡ. Omega-3 cũng có đặc tính kháng viêm, có thể làm giảm khả năng có thể xảy ra tổn thương ban đầu đối với các động mạch trong các giai đoạn đầu của xơ vữa động mạch.
Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi của bệnh tim mạch
Việc mắc bệnh tim mạch chịu ảnh hưởng của một loạt các yếu tố nguy cơ, nhiều nguy cơ trong đó cho thấy “có thể thay đổi được”. Dinh dưỡng là một phần quan trọng của công tác ngăn ngừa các vấn đề về động mạch và tim. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi khác bao gồm việc không hoạt động thể chất và hút thuốc, vẫn là vấn đề đáng kể về sức khỏe trong cộng đồng. Cần chú ý để giảm các yếu tố nguy cơ này trong công tác phòng ngừa bệnh tim mạch.
Kết luận quan trọng
Vậy điều này có nghĩa gì đối với sức khỏe tim mạch của bạn? Một lần nữa, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới. Suy tim sung huyết, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não (đột quỵ) và bệnh động mạch ngoại biên là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Vấn đề về dược phẩm bổ sung có chứa các dưỡng chất đặc hiệu có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch, đang trở nên ngày càng rõ rệt đối với công chúng và các chuyên gia y tế. Các khuyến nghị đối với sự kết hợp của các loại thuốc tự nhiên trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch cần phải được xem xét, vì có đủ bằng chứng cho thấy hiệu quả của các dưỡng chất đặc hiệu đối với các chỉ số tim mạch.
Tài liệu tham khảo
- Carollo C, Presti RL, Caimi G: Wine, diet, and arterial hypertension. Angiology 2007, 58(1):92-96.
- Ueshima H, Stamler J, Elliott P, Chan Q, Brown IJ, Carnethon MR, Daviglus ML, He K, Moag-Stahlberg A, Rodriguez BL et al: Food omega-3 fatty acid intake of individuals (total, linolenic acid, long-chain) and their blood pressure: INTERMAP study. Hypertension 2007, 50(2):313-319.
- Ascherio A, Rimm EB, Giovannucci EL, Colditz GA, Rosner B, Willett WC, Sacks F, Stampfer MJ: A prospective study of nutritional factors and hypertension among US men. Circulation 1992, 86(5):1475-1484.
- Ascherio A, Hennekens C, Willett WC, Sacks F, Rosner B, Manson J, Witteman J, Stampfer MJ: Prospective study of nutritional factors, blood pressure, and hypertension among US women. Hypertension 1996, 27(5):1065-1072.
- Peacock JM, Folsom AR, Arnett DK, Eckfeldt JH, Szklo M: Relationship of serum and dietary magnesium to incident hypertension: the Atherosclerosis Risk in Communities (ARIC) Study. Ann Epidemiol 1999, 9(3):159-165.
- Griffith LE, Guyatt GH, Cook RJ, Bucher HC, Cook DJ: The influence of dietary and nondietary calcium supplementation on blood pressure: an updated metaanalysis of randomized controlled trials. Am J Hypertens 1999, 12(1 Pt 1):84-92.
- Forman JP, Rimm EB, Stampfer MJ, Curhan GC: Folate intake and the risk of incident hypertension among US women. JAMA 2005, 293(3):320-329.
- Tawakol A, Migrino RQ, Aziz KS, Waitkowska J, Holmvang G, Alpert NM, Muller JE, Fischman AJ, Gewirtz H: High-dose folic acid acutely improves coronary vasodilator function in patients with coronary artery disease. J Am Coll Cardiol 2005, 45(10):1580-1584.
- Singh R, et al.: Studies on the anti-anxiety effect of the medyha rasayana drug, Brahmi (Bacopa monniera Wettst). J Res Ayur Siddha 1980(1):133-148.
- Humphrey LL, Fu R, Rogers K, Freeman M, Helfand M: Homocysteine level and coronary heart disease incidence: a systematic review and meta-analysis. Mayo Clin Proc 2008, 83(11):1203-1212.
- de Ruijter W WR, Assendelft WJ, den Elzen WP, de Craen AJ, le Cessie S, Gussekloo J.: Use of Framingham risk score and new biomarkers to predict cardiovascular mortality in older people: population based observational cohort study. BMJ 2009, Article in Press.
- Mangoni AA, Arya R, Ford E, Asonganyi B, Sherwood RA, Ouldred E, Swift CG, Jackson SH: Effects of folic acid supplementation on inflammatory and thrombogenic markers in chronic smokers. A randomised controlled trial. Thromb Res 2003, 110(1):13-17.
- Woo KS, Chook P, Chan LL, Cheung AS, Fung WH, Qiao M, Lolin YI, Thomas GN, Sanderson JE, Metreweli C et al: Long-term improvement in homocysteine levels and arterial endothelial function after 1-year folic acid supplementation. Am J Med 2002, 112(7):535-539.
- Willett WC: The Mediterranean diet: science and practice. Public Health Nutr 2006, 9(1A):105-110.