Chủ đề: Thai ngoài tử cung.
Khách mời: BS CKII Võ Thị Thu Hà – Giám đốc Bệnh viện phụ sản Tiền Giang..
Tài trợ chương trình: Max Biocare Australia.
Người dẫn chương trình (ND): Thưa bác sĩ, nói một cách đơn giản thì thai ngoài tử cung nghĩa là thai không nằm trong lòng tử cung như bình thường mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung. Tuy nhiên thai ngoài tử cung là một vấn đề không hề đơn giản như cách miêu tả.
Bác sĩ Võ Thị Thu Hà (BS): Người phụ nữ bình thường có 1 tử cung và 2 buồng trứng. 2 buồng trứng sẽ cung cấp trứng cho mỗi tháng, để trứng khi gặp tinh trùng thì sẽ thụ thai. Còn tử cung là nơi chứa em bé, là nơi mà sau này khi sinh thi em bé sẽ đi từ buồng tử cung đi ra. Tuy nhiên một tỷ lệ bất thường xảy ra đó là thai không phát triển trong tử cung mà nằm ở ngoài tử cung. Có nhiều vị trí: thường gặp nhất là ở tai vòi, loa voi, ngoài ra thì thai có thể bám ở buồng trứng. Đôi khi lại bám lạc chỗ ở trên gan, dạ dày… nói chung là ở bất kỳ vị trí nào trong ổ bụng của mình. Tỷ lệ cao nhất, thường thấy nhất là thai bám ở vòi trứng. Khi trứng rụng, loa vòi bắt lấy trứng, còn tinh trùng sẽ đi từ đường âm đạo lên buồng tử cung và đi qua lỗ ống của vòi trứng để đi ra ngoài, quá trình thụ thai của tất cả chúng ta đều nằm ở 1/3 ngoài của vòi trứng. Sau đó, khoảng từ 10 đến 12 ngày thì trứng đã được thụ tinh sẽ đi vào buồng tử cung và bắt đầu quá trình làm tổ trong buồng tử cung. Đây là quy trình bình thường của thụ thai. Tuy nhiên, khi chúng ta trễ kinh, đau bụng, ra huyết, thì các chị nên đi khám. Sau khi trễ kinh thì có thể thể thử thai (bằng các phương tiện đơn giản như que thử thai), khoảng 15 ngày sau chúng ta nên đi đến bác sĩ để xem thai có đi vào buồng tử cung hay chưa, tức là biết được vị trí của thai trong buồng tử cung, bên cạnh đó còn biết được là thai có tim thai, phôi thai hay không, thai kỳ bắt đầu có khỏe mạnh hay không. Trên đây là những kiến thức rất cơ bản để chị em phụ nữ chúng ta có một khái niệm ban đầu về “Thai ngoài tử cung”. Đây là một cấp cứu phụ khoa.
ND: “Thai ngoài tử cung” là một trong các cấp cứu ngoại khoa. Vậy tại sao lại nguy hiểm thưa bác sĩ ?
BS: Việc mang thai, sinh đẻ có vẻ rất đơn giản với chị em. Tuy nhiên có khi chúng ta cũng chưa nắm rõ những kiến thức cơ bản. Chúng tôi xin thông tin để chị em chúng ta cùng nắm được: Bình thường thì tử cung của người phụ nữ kích thước khoảng chừng từ 7-8cm. Tuy nhiên khi có thai thì buồng tử cung sẽ nở ra khoảng 4-5 lần so với lúc bình thường, để thai lớn lên, rồi các bánh nhau bám vào buồng tử cung… Còn vòi trứng là nơi không to lên trong quá trình mang thai, do vậy nếu thai bám vào vòi trứng thì đến một mức độ nào đó sẽ vỡ vòi trứng. Khi vỡ như vậy gây chảy máu trong ổ bụng và nếu không cấp cứu kịp thời thì đây là một tai biến rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người phụ nữ. Chúng tôi xin nhắc lại điều đáng sợ nhất đó là vỡ thai ngoài tử cung. Gây ngập máu trong ổ bụng, làm cho người phụ nữ choáng, mất máu rất nguy hiểm. Có một số trường hợp chúng ta biết trễ kinh, có thai mà đột nhiên ngất xỉu, mạch, huyết áp không đo được, đưa vào bệnh viện trong trạng thái bụng chướng, thì đó là hiện tượng vỡ. Có những vị trí thai bám vỡ rất là ồ ạt, thí dụ như là thai bám ở góc tử cung chẳng hạn, ở góc là nơi có nhiều mạch máu, hoặc nằm ở một số nơi khác rất nguy hiểm. Do đó thai ở vị trí nào rất quan trọng trong quá trình mang thai của chúng ta.
ND: Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thai ngoài tử cung thưa bác sĩ ? Có phải do tình trạng viêm nhiễm hay do nạo phá thai nhiều không ?
BS: Thai ngoài tử cung có nguyên nhân là những yếu tố làm cho trứng sau khi thụ tinh không lăn được vào trong buồng tử cung. Cứ tưởng tượng là giữa buồng tử cung và chỗ thụ thai là một quãng đường đi, giống như khi chúng ta muốn vào nhà thì chúng ta phải bắc một cái cầu vậy đó. Nếu như cái cầu này bị gập ghềnh, hay là bị nhiều ổ gà quá thì trứng đã thụ tinh không đi vào buồng tử cung mà lại lăn vào ổ gà đó và nằm. Có nhiều nguyên nhân gây ra những ổ gà hay gập ghềnh đó, có những người phụ nữ bị dị tật bẩm sinh ở vòi trứng làm cho trứng thụ tinh không đi vào (buồng tử cung) được. Đặc biệt là tình trạng viêm nhiễm, như viêm nhiễm lậu cầu làm tắc nghẽn 2 vòi trứng. Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, viêm âm đạo không điều trị, quá trình nạo phá thai không được vô khuẩn, các cơ sở nạo phá thai không an toàn gây ra viêm phần phụ, viêm tử cung, buồng trứng, vòi trứng…vv.. hậu quả dẫn đến vô sinh sau này. Nói tỏm lại, chúng ta hiểu là khi đường dẫn vào buồng tử cung có vấn đề thì chắc chắn là thai sẽ nằm ngoài tử cung.
ND: Vậy làm sao để có thể biết được tình trạng thai ngoài tử cung trước khi xảy ra các hậu quả hay phải đi cấp cứu thì mới phát hiện được thưa bác sĩ?
BS: Chúng tôi có chương trình tư vấn cho các chị em để phát hiện được sớm tình trạng này. Khi phát hiện được sớm thì cách giải quyết rất là nhẹ nhàng, với các hướng giải quyết khác nhau, có phương pháp điều trị ổn thỏa. Hay gặp nhất là phẫu thuật nội soi, bây giờ còn có những phương pháp hiện đại hơn nữa như là điều trị bằng nội khoa, có nghĩa là bằng thuốc (uống và theo dõi), tuy nhiên đây là quá trình mất nhiều thời gian và chỉ được tiến hành ở các cơ sở có điều kiện phẫu thuật, bởi vì nếu điều trị nội khoa không thành công thì có thể vỡ bất cứ lúc nào và cần phải tiến hành phẫu thuật ngay. Khi các chị em phát hiện có thai (trễ kinh, que thử hai vạch….) mà đi siêu âm không thấy thai trong tử củng thì các bác sĩ sẽ nghĩ ngay đến thai ngoài tử cung và sử dụng các phương tiện hỗ trợ như xét nghiệm beta-HCG để xem nồng độ như thế nào (tương ứng với sự phát triển của thai hay không). Sau đó xác định khối thai nằm ở đâu ngoài tử cung bằng đâu dò âm đạo để xác định hướng điều trị. Thai ngoài tử cung kích thước nhỏ thì có thể điều trị nội khoa, đối với những người chưa có con, hoặc đã có tiền sử thai ngoài tử cung phải cắt mất một tai vòi thì các bác sĩ có thể cho điều trị nội khoa. Còn nếu như khối thai dọa vỡ, hoặc nằm ở những vị trí rất là khó: như là ở góc tử cung (có nhiều mạch máu, khi vỡ rất nguy hiểm) thì các bác sĩ sẽ có chỉ định là phẫu thuật nội soi. Hiện nay kỹ thuật này đã giải quyết được đến 90% các trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ. Trường hợp thai ngoài tử cung rất khó chẩn đoán bằng đường siêu âm thì các bác sĩ sẽ nổi soi chẩn đoán, nếu như phát hiện chính xác là thai ngoài tử cung thì các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi luôn, điều này rất là đơn giản và tránh được tình trạng mất máu trong ổ bụng và phải truyền máu. Chẩn đoán muộn vỡ thai ngoài tử cung có thể dẫn đến mất máu ồ ạt (làm mất khoảng chừng 1000-3000 ml máu) và nếu ko bù máu kịp thời, cấp cứu kịp thời…thì rất nguy hiểm đến tính mạng của người phụ nữ, nhất là phụ nữ ở vùng xa, vùng sâu, nơi hẻo lánh do thời gian di chuyển dài.
ND: Bác sĩ có thể nói thêm về phương pháp nội soi chẩn đoán được không ạ?
BS: Cần phải phát hiện được sớm thai ngoài tử cung chưa vỡ sớm. Có những trường hợp thai có tim, có phôi nằm ngoài tử cung mà các bác sĩ siêu âm chẩn đoán rất dễ, chính xác, có thể kết hợp định lượng beta-HCG để chẩn đoán thì tỷ lệ chính xác có thể đạt đến 80-90%. Tuy nhiên cũng có những trường hợp khó chẩn đoán, ví dụ như thậm chí thai không nằm ở vòi trứng, mà nằm ở trên gan, hoặc là trên thận, dạ dày…vv.. thì sẽ rất khó, cần phải có chẩn đoán chuyên sâu như là thăm dò nội soi ổ bụng xem thai nằm ở vị trí nào (kết hợp với thử máu, theo dõi) từ đó có phương pháp điều trị. Có thể tiến hành xử lý vấn đề thai ngoài tử cung ngay trong quá trình tiến hành nội soi.
ND: Thai ngoài tử cung không những là một trong những cấp cứu ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn gây ra lo lắng về khả năng có con lần sau ?
BS: Thai ngoài tử cung để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Như đã nói, có chị em phụ nữ bị thai ngoài tử cung một lần rồi, phải cấp cứu, cắt một tai vòi rồi. Nhưng mà chưa điều trị quá trình viêm nhiễm (thường người phụ nữ bị thai ngoài tử cung có tình trạng viêm nhiễm tai vòi hoặc tai vòi bất thường như gấp góc, viêm dính, lạc nội mạc..làm đường đi bị hẹp lại). Khi chưa kịp điều trị mà có thai trở lại thì sẽ có nguy cơ thai nằm ở ngoài tử cung nữa. Nếu không chẩn đoán kịp thời thì có nguy cơ cắt nốt tai vòi còn lại và không thể có con tự nhiên được nữa mà phải làm IVF (Thụ tinh nhân tạo) sau đó bơm vào lòng tử cung để nuôi, biện pháp tốn kém và công phu. Phát hiện sớm để tìm cho mình biện pháp điều trị phù hợp, dựa trên tiền sử sản khoa.
ND: Tại sao nạo phá thai thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng vô sinh và thai ngoài tử cung thưa bác sĩ ?
BS: Tình trạng nạo phá thai rất là phổ biến, và đã phần chị em phụ nữ khi có thai ngoài ý muốn thi lại e ngại không dám đến các cơ sở có đủ tiêu chuẩn để nạo phá thai. Do đó các chị đi đến các cơ sở không đủ điều kiện vệ sinh, hoặc là không đủ bằng cấp chuyên môn dẫn đến nạo thai bị nhiễm trùng lòng tử cung, nhiễm trùng vòi trứng và có thể dễ dạng dẫn đến viêm nhiễm, làm tắc hai vòi trứng. Đặc biệt những bệnh lý lây qua đường tình dục như bị lậu, hoặc nhiễm trùng roi, nấm cũng là một trong những nguyên nhân làm tắc nghẽn 2 vòi trứng, gây nên hiện tượng thai ngoài tử cung. Chúng tôi đặc biệt khuyến cáo khi phá thai cần đến các cơ sở an toàn, có trách nhiệm để làm, tránh các hậu quả về sau. Khi nạo thai có thể làm dính buồng tử cung, viêm nhiễm rất nguy hiểm. Do vậy nếu có vấn đề gì về thai ngoài ý muốn thì hãy đến các cơ sở có uy tin được cấp giấy phép của Sở y tế hoặc là của các bệnh viện chuyên khoa để thực hiện.
ND: Tình trạng tái phát thai ngoài tử cung? Tại sao đã bị một lần rồi thì dễ bị lần sau thưa bác sĩ ?
BS: Như đã nói từ đầu, đó là do viêm nhiễm chưa được điều trị, thì tình trạng của tai vòi vẫn như vậy bị viêm, bị sưng tấy lên. Có những trường hợp khi phẫu thuật áp xe phần phụ thì đầy mủ ở tai vòi. Do đó khi thụ thai thì thai bị nghẹt tại đó và không vào được buồng tử cung. Như vậy việc bị lại thi thường là do viêm nhiễm.
ND: Bác sĩ đã từng gặp những trường hợp cấp cứu Thai ngoài tử cung cần phải đối phó và để lại những hệ lụy nghiêm trọng không ạ?
BS: Các bệnh viện ở vùng xa vùng sâu bây giờ cũng có nhiều phương tiện để chẩn đoán, do vậy cũng có thể chẩn đoán kịp thời, cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên có những trường hợp bệnh nhân đến rất muộn, có thai mà không biết là có thai. Tự nhiên ngất xỉu, xanh lét thì người nhà mới đưa vào bệnh viện, khi siêu âm thấy bụng đầy máu thì các bác sĩ sản khoa hay ngoại khoa đều nghĩ đến thai ngoài tử cung, hoặc là xuất huyết nội trong ổ bụng do một nguyên nhân khác. Tuy nhiên, khi mà thử que thử thai thì thấy dương tính thì sẽ chẩn đoán là xuất huyết nội do thai ngoài tử cung. Trong trường hợp đến muộn thì ổ bụng ngập máu, bệnh nhân choáng làm cho điều trị rất khó khăn, cần truyền bơm máu cấp tốc, rồi truyền dịch, nâng cao thể trạng …v.. Hậu quả về sau làm cho người bệnh suy nhược một thời gian rất dài. Phát hiện sớm, chẩn đoán sớm tránh được mất máu, giảm ảnh hưởng đến sức khỏe và ít tốn kém (có những trường hợp phải truyền đến 4-8 đơn vị máu).
ND: Với thai ngoài tử cung, lời khuyên của bác sĩ như thế nào để có thể tránh được tình trạng cấp cứu ngoại khoa rất nguy hiểm này ?
BS: Để tránh thì có 2 yếu tố: 1 là dự phòng, 2 là phát hiện. Dự phòng bằng cách có một cuộc sống tình dục an toàn, tránh các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (như bệnh lậu rất hay bị). Thứ hai là khi có thai ngoài ý muốn phải đi giải quyết ở những nơi đủ điều kiện để tránh tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Thứ 3 là khi mà trễ kinh mà có quan hệ tình dục thì hãy nghĩ đến làm test que nhanh xem có thai hay không rồi sau đó đi khám xem khối thai đó có nằm trong tử cung hay chưa. Nếu có trong tử cung thì có thể an tâm dưỡng thai, còn nằm ngoài thì các bác sĩ sẽ cảnh báo là thai của chị chưa vào trong tử cung, cần theo dõi bao nhiêu ngày, theo dõi ở nhà. Có một số trường hợp đi khám thấy thai chưa vào tử cung nhưng cũng có thể là do vào muộn. Khi mà có những triệu chứng như đau bụng thì cần phải theo dõi. Khi có triệu chứng vỡ gây đau bụng cần ngay lập tức đến bệnh viện vẫn còn kịp. Nếu có nghi ngờ, các bac sĩ sẽ cho nhập viện để theo dõi và có xử trí kịp thời.
ND: Khi đã bị thai ngoài tử cung thì bao lâu mới có thể có thai trở lại? và khi có thì cần lưu ý vấn đề gì thưa bác sĩ ?
BS: Chị em khi mong muốn có thai nên đi khám trước để các bác sĩ sẽ nghiên cứu xem là mình có những bệnh lý nào có thể gây viêm nhiễm, có thể là nguyên nhân gây ra thai ngoài tử cung để điều trị trước khi có thai. Như vậy là ổn nhất. Trường hợp có thai ngoài ý muốn thì các chị cứ đi khám bình thường, hoặc là khi trễ kinh thì cần đi khám để phát hiện sớm. Xử trí của thai ngoài tử cung sớm và muộn đều khác nhau, tiên lượng khác nhau (một bên rất là nhẹ, và một bên rất là nặng). Dù tránh không được nhưng chúng ta dự phòng ở mức tốt nhất để giảm thiểu ảnh hưởng do thai ngoài tử cung gây ra.